Ra Quyết Định Là Gì ?

Ra quyết định là gì ?

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực hiện trong số các phương án hiện có. Những ví dụ ra quyết định thường thấy của quản lý doanh nghiệp là quyết định lựa chọn kế hoạch kinh doanh, xây dựng và phát triển dự án, giải pháp xử lý sự cố tối ưu, tuyển dụng nguồn nhân sự,…

Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng lại khó khăn nhất, đòi hỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó. Việc đưa ra quyết định là cần thiết đối với bất cứ nhà quản trị nào, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của tổ chức, tập thể.

Nhà quản trị có năng lực ra quyết định đúng đắn, đúng thời điểm sẽ mang đến thành công cho công ty. Ngược lại nếu quyết định sai lầm sẽ gây nên những hậu quả thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

3 nguyên tắc cơ bản để ra quyết định

1. Nguyên tắc về định nghĩa

Khái niệm “định nghĩa” dùng để biểu hiện cho việc người ra quyết định phải hiểu và nắm rõ được vấn đề cần giải quyết. Khi đã hiểu rõ được vấn đề, đưa ra được phân tích và các bước xử lý, bạn mới có được quyết định cuối cùng đúng đắn nhất. Điều này nghĩa là bạn phải đào sâu và khai thác triệt để vấn đề, cùng với nhìn nhận khách quan tiềm lực của doanh nghiệp.

2. Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ

Một quyết định được đưa ra không thể chỉ dựa vào cảm tính. Tất cả đều phải dựa trên những cơ sở, lập luận vững chắc. Để nâng cao được tính thuyết phục, người đưa ra quyết định phải tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề và lập luận chặt chẽ lý do đưa đến sự chọn lựa của mình để chứng minh được quyết định đó là đúng đắn.

3. Nguyên tắc về sự đồng nhất

Trường hợp này xảy ra khi làm việc nhóm từ 2 người trở lên. Khi có nhiều luồng ý kiến, mọi người cần phân tích cụ thể từng ý kiến và tìm ra điểm mấu chốt. Cần đảm bảo rằng bạn và cộng sự của mình đã xem xét một cách khách quan, đầy đủ mọi khả năng tiềm ẩn như sự thay đổi về thời gian, địa điểm,... trước khi thống nhất ý kiến để có được quyết định cuối cùng.

Phân loại các loại quyết định

+Quyết định theo chuẩn

Đây là dạng quyết định cơ bản và đơn giản nhất. Những quyết định này là những quyết định phải đưa ra hằng ngày, có tính chất lặp đi lặp lại và đã trở thành thói quen.

Những quyết định theo chuẩn thường được căn cứ trên các nguyên tắc, quy định, luật lệ, thủ tục, v.v. vốn có mà thường sẽ có những hậu quả đi kèm nếu bạn làm trái đi.

+Quyết định cấp thời

Đây là những quyết định được ra trong các tình huống bất ngờ, khẩn cấp. Quyết định này đòi hỏi người đưa ra quyết định phải giải quyết trong thời gian ngắn và không có điều kiện suy nghĩ và tham khảo nhiều.

Các quyết định cấp thời yêu cầu tốc độ ra quyết định nhanh, chuẩn và dứt khoát.

+Quyết định có chiều sâu

Đây thường là những quyết định lớn, có tính chiến lược và kết quả của chúng sẽ làm thay đổi toàn bộ vấn đề.

Thế nên, để đưa ra quyết định có chiều sâu, bạn cần trải qua quá trình tìm hiểu vấn đề chi tiết, rõ ràng thông qua những phân tích, thảo luận mang tính tập trung cao. Sau đó, bạn sẽ cần tiến hành thảo luận và suy xét kỹ càng nhiều lần.

Những quyết định có chiều sâu trong công việc phần lớn là những quyết định thuộc quá trình thay đổi, sáng tạo nên điều mới, tạo nên những giá trị to lớn và lâu dài.

Nhng khó khăn thường gp trong quá trình ra quyết định

+Khó khăn v mt khách quan

Thi gian để đưa ra quyết định quá gp rút, chưa có nhiu s chun b và phương án d phòng

Hn chế v mt thông tin khiến k năng ra quyết định kém hiu qu.

Cá nhân bn không có đủ thm quyn và kh năng để quyết định nhng phương án để gii quyết vn đề.

+Khó khăn v mt ch quan

Cá nhân bn còn thiếu kinh nghim để nm bt được vn đề.

Bn b thiếu quyết đoán, tâm lý lo s khiến bn thân không dám đưa ra quyết định.

Bn để cho cm xúc cá nhân chi phi mình, t đó đưa ra các quyết định thiếu chun xác.

Bn tính bo th và không tha nhn li lm ca bn thân mình cũng là nguyên nhân chính dn đến quyết định không hiu qu.