Mẹo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết

1. Chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn
Nhiều ứng viên chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn thành công của mình đến từ sự chuẩn bị kỹ càng trước buổi phỏng vấn.
1.1 Tìm hiểu về công việc, công ty

Trong buổi phỏng vấn, các Nhà tuyển dụng thường có câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?/ Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty XXX?”. Khi được hỏi câu này, nếu bạn không biết trả lời thì sẽ bị điểm trừ rất lớn bởi họ sẽ đánh giá bạn chưa tìm hiểu về công ty, không thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển. Chính vì vậy, để có được sự tự tin và sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan, bạn hãy tìm hiểu trước về công việc, công ty. Nguồn thông tin bạn lấy phải từ các nguồn uy tín, có thể là trang web, fanpage công ty, doanh nghiệp hay các báo chính thống.


1.2 Tham khảo các câu hỏi, câu trả lời và bài phỏng vấn mẫu

Hiện nay có rất nhiều bộ câu hỏi phỏng vấn cho các vị trí công việc khác nhau được chia sẻ trên các trang web. Bạn có thể tìm đọc chúng và tham khảo cách họ hướng dẫn trả lời để học hỏi. Sự chuẩn bị này không hề thừa mà giúp bạn có được những câu trả lời ăn điểm khi tham gia phỏng vấn trực tiếp.

1.3 Thực hành, luyện tập nhuần nhuyễn Trong buổi phỏng vấn bạn có thể đối mặt với một hoặc nhiều

Nhà tuyển dụng gồm: HR, giám đốc, trưởng phòng,… Điều này khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều, muốn nhanh chóng lấy được sự bình tình và tự tin trong cách trả lời phỏng vấn bạn nên tập luyện và thực hành trước ở nhà. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn có thể ứng biết linh hoạt và bình tĩnh trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể thực hành luyện tập trước gương hoặc nhờ bạn bè giả làm Nhà tuyển dụng.


1.4 Chuẩn bị câu hỏi cho Nhà tuyển dụng

Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn thành công chính là ứng viên có những câu hỏi chất lượng cho Nhà tuyển dụng. Nó thể hiện sự hiểu biết và quan tâm đến vị trí công việc tại công ty đang ứng tuyển. Qua đó Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên và cho bạn điểm cộng tốt hơn những người chỉ biết bị động trả lời các câu hỏi được Nhà tuyển dụng đưa ra.

1.5 Trang phục phù hợp

Đầu tóc, trang phục chỉn chu sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm của Nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi tham gia một buổi phỏng vấn, bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, lịch sự, chẳng hạn như áo sơ mi kết hợp với quần tây hoặc chân váy. Bạn không nên mặc áo sát nách, váy quá ngắn, đầu tóc không gọn gàng,.. Bạn nên chuẩn bị trang phục từ tối hôm trước, sau đó là phẳng phiu cẩn thận để hôm sau chỉ cần mặc và đến buổi phỏng vấn. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo đến đúng giờ phỏng vấn và có ngoại hình chỉn chu nhất.

1.6 Mang theo tất cả các tài liệu cần thiết

Khi đi phỏng vấn bạn cần mang theo các tài liệu cần thiết để đưa chúng cho Nhà tuyển dụng. Có rất nhiều ứng viên cho rằng, việc này không cần thiết bởi các bạn đã gửi hồ sơ ứng tuyển online đầy đủ trước đó. Sẽ có những đơn vị sẽ in CV của bạn ra, nhưng có những đơn vị sẽ không làm như vậy. Vì thế, tốt nhất các ứng viên nên mang thêm một hồ sơ cứng cho thấy sự cẩn trọng của bạn.

1.7 Đến buổi phỏng vấn đúng giờ

Bạn cần đến buổi phỏng vấn đúng giờ như lịch hẹn được thông báo. Tuy nhiên, JobsGO khuyến khích các ứng viên nên đến trước 5 – 10 phút để điều chỉnh tâm trạng, quần áo,… Bạn đừng đến muộn nó sẽ để lại ấn tượng không tốt ngay buổi gặp mặt đầu tiên giữa Nhà tuyển dụng và ứng viên.

2. Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn thành công

Để tham gia buổi phỏng vấn suôn sẻ và thành công, các bạn nên bỏ túi một số kinh nghiệm hữu ích sau:

2.1 Nụ cười – vũ khí quan trọng

Nụ cười sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt với Nhà tuyển dụng. Không những vậy, trong một buổi phỏng vấn căng thẳng, nụ cười còn cho Nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang rất thoải mái và tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên, bạn đừng cười suốt buổi phỏng vấn vì trông nó có phần khá “giả tạo”.

2.2 Thái độ chuyên nghiệp, tự tin

Bạn nên trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng giọng dõng dạc để thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của bản thân. Bạn nên dùng âm lượng vừa đủ nghe, không quá to, cũng không quá nhỏ. Đồng thời bạn cần nhìn thẳng vào Nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn mất bình tĩnh, hãy hít thật sâu để lấy lại phong độ cho bản thân nhé!

2.3 Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Nhà tuyển dụng thường “đọc vị” ứng viên thông qua cử chỉ và hành động mà bạn thực hiện trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn muốn được HR đánh giá cao, hãy tận dụng ngôn ngữ hình thể hợp lý khi trả lời câu hỏi. Dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần biết: Đầu hơi nghiêng thể hiện sự quan tâm. Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện thể hiện sự tự tin. Khoanh tay là dấu hiệu của việc không thoải mái và phòng thủ. Ngồi thẳng, vai mở cho thấy bạn đang thoải mái. Người nghiêng nhẹ về phía trước cho thấy hứng thú với nội dung cuộc phỏng vấn. Liên tục vuốt tóc, nghịch nút áo, chạm tay vào mũi, miệng,… là dấu hiệu của sự thiếu trung thực. Khi nói, bàn tay hướng lên trên cho thấy những điều bạn nói là trung thực, đáng tin cậy. Đan 2 tay vào nhau là dấu hiệu của sự tự an ủi và thiếu tự tin. Nụ cười chân thật cho thấy bạn là người dễ gần, dễ hợp tác. Nhíu mày cho thấy sự khó chịu. Bằng cách ghi nhớ những điều này, bạn sẽ học được cách kiểm soát các bộ phận trên cơ thể và hành vi để chúng hoạt động theo cách có lợi cho bạn.

2.4 Trung thực để được đánh giá cao

Thành tích, kỹ năng, điểm mạnh là những yếu tố giúp bạn tỏa sáng và cũng là kinh nghiệm đi phỏng vấn mà bạn cần nắm. Tuy nhiên, đừng nói dối về những gì bạn có. Nhà tuyển dụng là “chuyên gia” trong việc đánh giá năng lực, tính cách của một người, vì vậy, nếu bạn không trung thực, họ có thể phát hiện ra điều đó chỉ sau một vài câu hỏi. Ngay cả khi bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn, năng lực của bạn cũng sẽ được bộc lộ trong thời gian thử việc. Và bạn có thể “bị” cho nghỉ. Khi đó, cả bạn và công ty đều mất nhiều hơn được: tốn thời gian, có cảm nhận không tốt về nhau,…

2.5 Luôn tràn đầy năng lượng

Nội dung câu trả lời quan trọng, nhưng chưa đủ tác động 100% đến Nhà tuyển dụng. Bạn cần nên sử dụng ngữ điệu nhấn nhá, dùng câu từ mang đến nguồn năng lượng tích cực. Điều đó giúp bạn được chú ý hơn. Nếu bạn là người nói khá nhỏ trong ngày thường, vậy hãy luyện tập để nói to hơn khi tham gia phỏng vấn trực tiếp nhé!

2.6 Bộc lộ ưu điểm khéo léo

Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn giúp ứng viên được đánh giá cao là bộc lộ ưu điểm một cách khéo léo. Khi bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện những điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như: thành tích học tập tốt, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, biết cách xử lý tình huống nhanh,…

2.7 Đừng nói “không”, hãy nói “chưa”

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bạn cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn. Nếu được hỏi một vấn đề mà bạn không biết, đừng trả lời là “tôi không biết” mà hãy nói là “vấn đề này tôi chưa tìm hiểu”, “tôi sẽ nghiên cứu thêm”. Kiểu trả lời khéo léo này sẽ mang đến cho Nhà tuyển dụng cảm giác bạn là người chủ động và sẵn sàng học hỏi các kiến thức mới.

2.8 Không nói xấu công ty cũ

Nhà tuyển dụng luôn đặt cho ứng viên câu hỏi “tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”. Dù bạn nghỉ việc vì lý do nào đi nữa, tuyệt đối không nói xấu công ty bạn từng làm trong buổi phỏng vấn. Thay vào đó bạn có thể trả lời những lý do khách quan như: “tôi mong muốn được phát triển nhiều hơn” hay “tôi muốn phát triển trong một môi trường năng động”.

2.9 Tạo ấn tượng với kỹ năng đặt câu hỏi

Như đã chia sẻ, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi cho Nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cần có kỹ năng để đặt câu hỏi đúng thời điểm và thể hiện sự tôn trọng. Bạn nên đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn khi được Nhà tuyển dụng hỏi “bạn có gì thắc mắc không?”. Lúc này bạn có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến công việc, môi trường làm việc.

3. Thể hiện sự chuyên nghiệp sau buổi phỏng vấn

Khi bạn tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ; ăn mặc gọn gàng, lịch sự; trả lời câu hỏi đúng trọng tâm; thể hiện được năng lực của bản thân;… Nhà tuyển dụng đã có ấn tượng tích cực với bạn. Nhưng bạn vẫn có thể ghi thêm điểm bằng cách: Gửi email cảm ơn: Sau buổi phỏng vấn, bạn nên gửi email cho Nhà tuyển dụng. Trong email, bạn có thể chia sẻ cảm nhận về những nội dung bạn và Nhà tuyển dụng đã trao đổi; đồng thời nói lời cảm ơn HR và thể hiện sự hào hứng của bạn với công việc. Bằng cách này, bạn sẽ được đánh giá là một ứng viên chuyên nghiệp, thái độ tốt. Trả lời email đúng hẹn: Nếu bạn nhận được email sau buổi phỏng vấn, hãy trả lời lại họ một cách lịch sự và đúng hẹn. Đây là một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn mà bạn cần nắm

Hãy áp dụng những kinh nghiệm phỏng vấn HRPA chia sẻ trên đây để “chinh phục” Nhà tuyển dụng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp, bạn nhé!