Lãnh đạo chuyển đổi là gì ? Phong cách lãnh đạo trong thời đại 4.0

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership) là một nhà quản lý có khả năng truyền đạt rõ ràng các mục tiêu và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho đội ngũ của mình.

 

 

Một nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi là một nhà quản lý có sức thu hút, người có thể khiến cấp dưới cảm thấy say mê với sự thành công của công ty. Những lợi ích của phong cách lãnh đạo này được nhìn thấy trong hầu hết các khía cạnh của hoạt động từ đào tạo đến lập kế hoạch doanh nghiệp

5 yếu tố làm nên lãnh đạo chuyển đổi

  • Hình mẫu về phẩm chất: Người lãnh đạo hấp dẫn nhân viên bằng phẩm chất mẫu mực. Một số phẩm chất của nhà lãnh đạo là sự tự tin, uy quyền cá nhân, sự cao thượng, quan tâm đến lợi ích của tổ chức và nhân viên.
  • Hình mẫu về hành vi: Người lãnh đạo thể hiện mình là lãnh đạo kiểu mẫu, là tấm gương để cấp dưới học tập. Những người lãnh đạo này phải có tiêu chuẩn cao về năng lực và tư cách đạo đức, được nhân viên kính trọng và tin tưởng.
  • Truyền cảm hứng: Người lãnh đạo truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt huyết thông qua việc đặt ra tầm nhìn hấp dẫn, thuyết phục và hướng nhân viên nỗ lực cao nhất để đạt được tầm nhìn đó.
  • Kích thích trí tuệ: Trên cơ sở tư duy đổi  mới,  người lãnh đạo luôn hướng đến cải tiến tổ chức để đạt thành tích cao hơn. Để có thể thay đổi  tổ chức thành công, các khóa học về kỹ năng, các cuộc hội thảo nhằm phát huy sáng kiến, cần được tổ chức thường xuyên và đánh giá liên tục. Kích thích trí thông minh cho thấy, mức độ lãnh đạo khuyến khích người khác sáng tạo trong việc tìm kiếm các vấn đề cũ theo những cách mới.
  • Xem xét cá nhân : Đây chính là yêu cầu phải xây dựng môi trường làm việc có sự trao đổi thông tin và chia sẻ trách nhiệm. Người lãnh đạo chú ý đến mong muốn, nguyện vọng của từng nhân viên để hỗ trợ họ và đó cũng chính là hành động nhằm phát triển tổ chức.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyển đổi:

  • Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên phát triển theo chiều hướng tích cực
  • xác định mục tiêu rõ ràng và đặt ra những kỳ vọng hợp lý
  • xây dựng một nền văn hóa làm việc, trong đó mọi người hướng tới mục tiêu chung
  • giàu tinh thần hợp tác, sẵn sàng công nhận thành quả của người khác
  • Có tính sáng tạo

 

Ưu & nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Ưu điểm:

  • Tạo điều kiện phát triển ý tưởng mới
  • Đảm bảo sự cân bằng giữa tầm nhìn ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
  • Xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức
  • Khuyến khích tinh thần chính trực và khả năng đồng cảm với người khác

Nhược điểm:

  • Không thích hợp với các doanh nghiệp mới
  • Đòi hỏi có cơ cấu tổ chức rõ ràng
  • Không hoạt động tốt đối với các mô hình quan liêu

Lãnh đạo chuyển đổi là lựa chọn hợp lý khi doanh nghiệp cần đến sự thay đổi. Phong cách này không phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa hoàn thiện cơ cấu và quy trình làm việc.

Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với cá nhân có nhu cầu trở thành nhà quản trị/lãnh đạo trong tương lai.