C&B LÀ GÌ? VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI LÀM NHÂN SỰ
Mỗi một bộ phần đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển của doanh nghiệp. C&B chỉ là một bộ phận nhỏ trong khối hành chính nhân sự nhưng đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong việc trực tiếp chăm sóc túi tiền của nhân viên nơi văn phòng. Vậy ta hãy tìm hiểu thử xem C&B là gì mà lại có ưu lực lớn như vậy.
1. C&B là gì? Họ là ai trong phòng nhân sự?
C&B là chữ viết tắt của cụm từ Compensation & Benefits chỉ sự chịu trách nhiệm về mọi quyết định lương thưởng và các phúc lợi của nhân viên trong công ty. Compensation mang một nghĩa rất rộng có thể hiểu là bồi thường hoặc thưởng, trong bối cảnh doanh nghiệp ở đây chỉ đến tiền lương. Nói một cách dễ hiểu hơn khi đề cập đến compensation là đề cập đến việc tiền thù lao được trao cho một nhân viên để đổi lấy sức lao động của họ, và mức lương thưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà công ty đưa ra.
Ngoài lương ra, lợi ích phúc lợi (Benefits) cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giữ chân nhân tài và nguồn nhân lực cho công ty. Phúc lợi của công ty bao gồm các khoản thưởng, bảo hiểm xã hội, hiếu hỷ, quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên,..
Cấu trúc cơ bản của phòng nhân sự gồm là:
Tuyển dụng (Recruitment);
Lương thưởng (C&B);
Bộ phận hành chính (Admin);
Bộ phận đào tạo (Training);
Bộ phận phát triển và tổ chức (Organization Development)
Bộ phận quản lý tài năng (Talent Management)
Bộ phận xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture)
Chuyên viên C&B là người làm việc trực tiếp về mảng lương thưởng và chế độ chính sách trong doanh nghiệp. Người làm C&B đảm bảo quyền lợi và việc thưởng phạt phân minh theo đúng chính sách, xử lý các vấn đề về thanh toán, khiếu nại về lương, thưởng, bảo hiểm, thôi việc, nghỉ việc, nghỉ phép,… các chế độ khác của nhân viên trong công ty, đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề về quyền lợi của nhân viên sao cho hợp lý và thỏa mãn sự hài lòng cao nhất.
2. Công việc cụ thể của C&B là gì ?
Thông thường một C&B sẽ chịu trách nhiệm về quan hệ lao động, cụ thể là những ràng buộc giữa nhân viên và phía công ty như:
- Lưu trữ, sắp xếp, cập nhật hồ sơ lương, các văn bản đề bạt, tăng lương, kỷ luật, chứng từ liên quan đến lương.
- Cập nhật số liệu BHXH, BHYT, BHTN để hoàn thiện hồ sơ cho người lao động
- Kiểm tra việc chấm công và thực hiện nội quy lao động, quản lý chế độ nghỉ phép, nghỉ bù, tăng ca, giờ làm việc…
- Lập danh sách nhân sự cần nộp thuế thu nhập cá nhân, tiến hành lập hóa đơn thu nộp thuế cho từng nhân viên.Cập nhật quy định của Pháp luật về chế độ, mức lương, chính sách… để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa.
- Làm việc với ngân hàng về việc lập hồ sơ làm thẻ ATM cho nhân viên.
- Giải quyết đề xuất nghỉ việc của nhân viên.
- Giải đáp mọi thắc mắc về tiền lương.
- Theo dõi, cập nhập, báo cáo tình hình nhân sự
3. Những điều cần ở một chuyên viên C&B
Điều cần có đầu tiên và cơ bản nhất của một chuyên viên C&B là biết tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint,... điều này giúp bạn quản lý nhân sự được nhanh và chính xác hơn.
Để đảm bảo mục tiêu là các nhân viên nội bộ công ty làm việc hiệu quả, chuyên viên C&B cần có:
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản:
Điều này không chỉ cần thiết đối với mỗi bộ phận C&B mà với bất kỳ một ai, kỹ năng này rất quan trọng. C&B chính là bộ mặt của công ty đối với nhân viên, thay mặt công ty xử lý những vấn đề về mặt đời sống và tinh thần của nhân viên. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và nắm bắt tâm lý là một điểm cộng lớn.
Kỹ năng tổ chức và quản lý:
Tổ chức và quản lý ở đây là bạn cần phải định hướng, lên kế hoạch chiến lược để tạo động lực làm việc cho mọi người. Thêm vào đó, một chuyên cần phân tích hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong công ty,phân phối một nguồn lực một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác. Mọi việc đối với C&B phải luôn nằm trong tầm kiểm soát cũng như bao quát được hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Năng động nhiệt tình và ham học hỏi là yếu tố giúp bạn thành công trong nghề C&B nếu bạn chưa có kiến thức chuyên môn thì tính cách này giúp bạn nhanh chóng thích nghi được môi trường, thích nghi được công việc nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nếu bạn có thêm nhiều kiến thức chuyên môn, hoặc được đào tạo chuyên môn và có các bằng cấp tương đương là một điểm cộng và ưu tiên hơn các ứng viên khác. Có tìm hiểu về các điều khoản luật lao đồng, chính sách của pháp luật sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt nhất mà không cần mất quá nhiều thời gian.
Nếu bạn có tính kỷ luật, tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng chi tiết thì đây là công việc rất phù hợp với bạn. Đây không hẳn là công việc nhàm chán mà nó có rất nhiều thử thách, mỗi ngày đi làm bạn phải giải quyết các vấn đề nhân sự khác nhau, giao tiếp và làm việc trực tiếp với con người nên đòi hỏi bạn cũng phải thật khéo léo và đa dạng hóa bản thân để giao tiếp được với mọi người và mọi vấn đề.
4. Lộ trình thăng tiến và lương thưởng của C&B như thế nào?
Tùy vào quy mô của doanh nghiệp và năng lực của chuyên viên thì mức lương của một chuyên viên C&B giao động với mức nhiều khác nhau. Mức lương tối thiểu dành cho một chuyên viên C&B mới vào nghề có mức tối thiểu khoản 7tr/tháng và sẽ được đánh giá năng lực và chuyên môn tăng lương theo thời gian. Đối với những những bạn làm C&B lâu năm và có nhiều năm kinh nghiêm trong nghề mức lương tối thiểu có thể dao động từ 15-30 triệu/tháng chưa kể KPI và thưởng phúc lợi.
Có thể đây là mức thu nhập khá cao cho khối làm văn phòng, tuy nhiên mức lương hiện đưa ra chỉ ở dạng tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian, quy mô công ty, thị trường,.. và nhiều yếu tố khác.
Lộ trình thăng tiến của C&B :
Để đi sâu và xa hơn với con đường C&B thì đó là cả một quá trình dài và nỗ lực hết mình để đạt được. Tuy nhiên, nó cũng không phải là quá nếu bạn biết rõ đường đi như thế nào và cần chuẩn bị hành trang gì cho mình để bước vào nghề.
Để lên thành 1 C&B chuyên nghiệp bạn cần trải qua 6 level chinh:
Payroll Executive: Nhân viên tính bảng lương. Chức năng của vị trí này là lập bảng chấm công, bảng lương hằng tháng cho nhân viên.
Payroll Specialist : Chuyên viên chấm công, Hiểu và thực thi quy trình hệ thống quy định tiền lương của công ty.
Payroll Supervisor : Giám sát công việc, quản lý chấm công, so sánh hiệu quả năng suất hoạt động của công ty
C&B Specialist: Xây dựng và triển khai chính sách lương thưởng, thiết lập kế hoạch dự báo ngân sách cho công ty
C&B Management : xây dựng thiết lập mục tiêu lương thưởng và phúc lợi
Total Rewards Director: Hoạch định chiến lược, tầm nhìn dài hạn về hệ thống lương thưởng trong 3-6 năm về lương thưởng và phúc lợi.
Bên cạnh đó, nếu một C&B không có định hướng lâu dài cùng các con số lương thưởng bạn cũng có thể lựa chọn con đường khác như tuyển dụng (HR) và phát triển theo hướng HRBP chuyên nghiệp để trở thành sợi dây kết nối giữa công ty và các đơn vị kinh doanh.
5. Học C&B ở đâu?
Hiện tại trong nhiều trường đại học ở Việt Nam đã có mở chuyên ngành nhân sự hành chính( bao gồm C&B) mà các bạn có thể tham khảo như trường đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU), Đại học Kinh tế Tài Chính HCM,Đại học mở Hà Nội,... Ngoài ra, nếu như bạn học trái ngành và muốn phiêu lưu cùng lĩnh vực cũng có thể tham khảo khóa học về C&B có tại HR Partners.