Quy trình và kỹ năng bán hàng qua điện thoại

Kỹ năng cần thiết để trở thành người bán hàng qua điện thoại thành công

Để trở thành người bán một sản phẩm/ dịch vụ qua điện thoại thành công, bạn cần phải:

  • Sử dụng giọng nói của bạn để chuyển tải thông điệp một cách hiệu quả.
  • Biết cách tác động tốt với những người chưa biết về bạn cũng như thúc đẩy những mối quan hệ và tin tưởng nhanh chóng.
  • Vượt qua những định kiến và phản bác; có khả năng đàm phán và/hay giải quyết mâu thuẫn.
  • Có tính tổ chức cao và có khả năng quản lý thời gian.
  • Luôn tận tụy và thúc đẩy các khách hàng tiềm năng.
  • Hiểu rõ khách hàng tiềm năng về nhu cầu cũng như mong muốn của họ.
  • Soạn ra những hướng dẫn và thủ tục

Để trở thành người tiếp thị qua điện thoại thành công, bạn cần phải đầu tư thời gian và công sức cần thiết để thông thạo nhiều kỹ năng.

Quy trình bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp

Để triển khai quá trình bán hàng qua điện thoại hiệu quả, mọi người cần thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cuộc gọi 

Chuẩn bị luôn là bước ít nhân viên telesale quan tâm nhưng lại góp phần giúp bán hàng qua điện thoại trở nên thành công. Trước cuộc gọi, nhân viên sale nên đọc trước về thông tin khách hàng trong cuộc gọi, xem lịch sử khách hàng, lịch sử cuộc gọi để nắm bắt được phần nào nhu cầu và tâm lý khách hàng.

Bước 2: Đặt mục tiêu

Bất cứ một hành động nào cần xác định mục tiêu trước khi thực hiện, bán hàng qua điện thoại cũng vậy. Cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, mời khách hàng tham dự hội thảo hay bán hàng trực tiếp. Bạn cần xác định rõ mục tiêu cho cuộc gọi trước khi nhấc máy.

Bước 3: Xây dựng kịch bản cho cuộc gọi

Các bước để xây dựng kịch bản bán hàng qua điện thoại bao gồm:

  • Lời chào với khách hàng: Hãy sử dụng lời mở đầu chuyên nghiệp nhưng không kém phần thân thiện để khách hàng có ấn tượng tốt ngay từ lần đầu nhấc máy.
  • Xác định thông tin khách hàng: Trước khi bước vào tìm hiểu vấn đề bạn nên cho khách hàng thấy rằng mình là chuyên gia trong lĩnh vực, tạo thái độ cởi mở, thân thiện để KH dễ dàng cởi mở hơn.
  • Xác định vấn đề của khách hàng và gợi ý giải pháp: Đây là phần mấu chốt của cuộc gọi điện.
  • Hỗ trợ xử lý vấn đề cho khách hàng và tạm biệt khách. 

Bước 4: Theo dõi và đánh giá chất lượng cuộc gọi

Theo dõi đánh giá chất lượng cuộc gọi giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp nhất quán được các điểm tiếp xúc trong các trành trình của khách hàng. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên tiến hành phân tích các cuộc gọi một cách tập trung nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên và đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy tắc chăm sóc tư vấn khách hàng đã đề ra trước đó.  

Bước 5: Nâng cao hiệu suất của cuộc gọi

Sau khi đánh giá, đo lường cuộc gọi thì doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch cải thiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc gọi cũng như số lượng cuộc gọi bán hàng phù hợp.