Quản trị mua hàng trong doanh nghiệp

1. Khái niệm quản trị mua hàng

Trước hết, cùng tìm hiểu khái niệm về mua hàng. Mua hàng được hiểu là quá trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng gì? Mua của đối tác nào, với số lượng và giá cả ra sao? Đây là quá trình khá phức tạp và thường lặp đi lặp lại, nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích và yếu tố quản lý, cung ứng.

Quản trị mua hàng được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu bán hàng.

Quy trình cơ bản trong quản trị mua hàng

Để thực hiện hoạt động quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại, bạn cần biết được tổng quan quá trình này như thế nào. Về cơ bản, hoạt động này sẽ thực hiện qua các bước sau:

  • Xác định nhu cầu mua hàng
  • Tìm, lựa chọn nhà cung cấp hàng
  • Thương lượng và quyết định nhà cung cấp
  • Theo dõi quá trình giao nhận hàng
  • Kiểm tra chất lượng sơ bộ khi nhập hàng về kho
  • Đánh giá kết quả chi tiết đối với nhà cung cấp

Việc quản trị mua hàng trong doanh nghiệp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp:

  • Tăng nhanh vòng chu chuyển vốn, đem lại hiệu quả sử dụng vốn. 
  • Giảm tình trạng ứ đọng hàng hoá, đồng vốn l­ưu động đư­ợc l­­ưu chuyển nhanh.
  • Tăng khả năng cạnh tranh giá
  • Giảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động

Ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động mua hàng nếu doanh nghiệp không quản lý tốt hoạt động mua hàng sẽ dẫn đến trì trệ cả quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh.