OKR là gì ?

OKR là gì ?

OKR (Objectives and Key Results) là mt phương thc qun lý biến th ca Qun lý theo mc tiêu. OKR là phương thc qun lý ph biến vi mc đích thiết lp, truyn đạt và theo dõi các mc tiêu và các kết qu hàng quý có trong t chc. Mc tiêu ca OKR là kết ni mc tiêu ca công ty ti các đội ngũ và tng cá nhân theo các kết qu then cht có th đo lường được, và làm cho tt c nhân viên cùng nhau làm vic theo mt mc tiêu thng nht. Các mc tiêu được công khai trước c doanh nghip, vì vy, mi nhân viên đều hiu rõ công vic ca h và làm vic cùng nhau theo mt phương hướng thng nht.

Cấu trúc OKR

OKR được hình thành dựa trên 2 yếu tố chính: Objective (Mục Tiêu) và Key Result (Kết quả then chốt).

- Objective (Mục tiêu): “Tôi muốn đi đâu?” - Mục tiêu được thiết lập để thúc đẩy việc vận hành và phát triển công việc. Mục tiêu thường được xác định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm khích lệ tinh thần làm việc của các cá nhân.

- Key Result (Kết quả then chốt): “Tôi đến đó bằng cách nào?” - Kết quả then chốt đo lường mức độ thành công của mục tiêu đã đặt ra hay nói cách khác, kết quả then chốt cho biết được chuẩn mực đạt được mục tiêu. Và quy trình này được áp dụng xuyên suốt trong quá trình làm việc.

Nguyên lý hoạt động của OKR

+Tính tham vọng: Khi đặt ra mục tiêu, nó cần phải cao hơn so với ngưỡng năng lực

+Tính đo lường được: Các kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được

+Tính minh bạch: Tất cả thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức công ty, từ CEO cho đến thực tập sinh đều được biết và theo dõi được OKR của doanh nghiệp

+Tính hiệu suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Lợi ích của OKR

Hoạt động quản trị doanh nghiệp sẽ được OKR hỗ trợ thông qua 6 lợi ích chính. Đó là:

+Giúp liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR giúp kết nối hiệu suất làm việc của phòng ban, cá nhân với mục đích chung của công ty. Từ đó đảm bảo rằng mọi nhân viên đang cùng có chung một định hướng.

+Tập trung cho những vấn đề thiết yếu: OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ giúp nhân viên và công ty nắm biết được nên ưu tiên vào hạng mục nào trước.

+Tăng cường tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng tính minh bạch trong công ty, nên mỗi cá nhân đều có thể nắm được công việc cũng như kế hoạch của mình.

+Đo lường tiến độ hoàn thành nhiệm vụ: Qua các chỉ số OKR sẽ có thể phản ánh được các phòng ban hay các cá thể của công ty đang hoàn thành được bao nhiêu % công việc.

+Trao quyền tới nhân viên: Có thể nắm rõ hoạt động của công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chính xác đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả là việc của mình.

+Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc, giúp cho công ty ngày càng phát triển và đạt được những thành quả ấn tượng

Lưu ý trước khi xây dựng chiến lược OKR

1. Đối với Mục tiêu (Objective)

Khi mới bắt đầu áp dụng chiến lược OKR, doanh nghiệp không nên đặt mục tiêu quá cao. Điều này gây sức ép trong công việc và khó khăn trong quá trình làm việc. Để đảm bảo sự thành công, người xây dựng chiến lược phải hiểu rõ được thế mạnh và năng lực của doanh nghiệp. Từ đó mới có thể linh hoạt trong việc tự đặt mục tiêu và không sao chép bất kỳ mục tiêu từ doanh nghiệp khác, tránh tình huống mục tiêu không phù hợp với công ty.

2. Đối với Kết quả then chốt (Key Result)

Khi đã xác định được mục tiêu, cần triển khai và truyền tải thông tin đến nhân viên một cách chi tiết để hạn chế việc nhân viên chưa nắm rõ, hoặc không biết cách thực hiện dẫn đến hiệu suất không đạt như mong muốn. Mặc dù công việc đã được phân công và minh bạch, doanh nghiệp cần phải có những buổi họp nội bộ hàng tuần hoặc hàng tháng để nắm được tiến độ công việc, điều chỉnh, đóng góp ý kiến và nhanh chóng đưa ra giải pháp để đạt được năng suất mong muốn.