Nghề Marketing và các mảng chính của marketing

Nghề marketing được hiểu là các vị trí công việc phụ trách liên quan đến mảng truyền thông và quảng cáo trong một doanh nghiệp. nghề marketing được coi là ngành nghề rất đa dạng về vị trí công việc và để bạn có thể dễ dàng nắm bắt chúng tôi xin được nói đến những ngành nghề dựa trên 2 mảng chính là client và agency.

Khi làm marketing ở các client bạn sẽ là người phụ trách truyền thông, quảng cáo cho một doanh nghiệp bao gồm cả những hoạt động marketing online và offline hoặc bạn cũng có thể phụ trách một mảng riêng biệt trong marekting như: truyền thông đại chúng, digital, trade….

Đối với công việc marketing tại các agency bạn sẽ được chuyên môn hóa thành những công việc khác nhau như: lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức sự kiện…

I. Vai trò của Marketing

Hoạt động marketing rất quan trọng và cần thiết, góp phần tăng doanh thu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Tùy vào đối tượng khác nhau mà vai trò của marketing cũng khác nhau.

Với doanh nghiệp

Marketing giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài, vững chắc, cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.

Ngoài ra marketing còn tạo sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất. Marketing góp phần tăng doanh thu, mở rộng phạm vi tiếp cận cho doanh nghiệp, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn.

Với xã hội 

Marketing cung cấp một mức sống đối với xã hội. Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động marketing, có thể thấy hiệu quả của hệ thống đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề phúc lợi xã hội. Ở Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của khâu bán buôn, bán lẻ, vận tải, các khía cạnh phân phối khác là nguyên tắc để nâng cao mức sống xã hội.

Với công chúng 

Với người tiêu dùng, marketing giúp người dùng hiểu giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà mình lựa chọn. Marketing giúp thấu hiểu mong muốn, nhu cầu khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ gần gũi khách hàng hơn.

II. Marketing gồm những mảng nào?

Thứ nhất: Brand Team.

Nhắc đến nghề Marketing gồm những mảng nào đầu tiên cần phải nhắc đến Brand team là người quản lý, chăm sóc các yếu tố liên quan đến thương hiệu như định vị giá trị, nhận diện, truyền thông thương hiệu… Brand team lên chiến lược, định hướng phát triển thương hiệu, sau đó thông qua các chiến dịch truyền thông để giao tiếp với khách hàng, từ đó thay đổi hành vi, nhận thức, thói quen của họ.

Thứ hai: Public Relations (Quan hệ công chúng).

Bộ phận quan hệ công chúng (PR) có trách nhiệm giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên… Họ là người phát ngôn đại diện cho công ty, viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính.

Để làm tốt PR, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt, tính cách hướng ngoại cùng khả năng diễn đạt bằng cả văn bản, lời nói, có mối quan hệ rộng rãi và tự tin trao đổi với khách hàng, đối tác.

Thứ ba: Research Agency.

Research Agency là nơi dành cho những ai ưa thích lập luận, sự logic và phân tích thông tin. Những người làm research có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, dữ liệu, từ đó giải đáp các thắc mắc cho khách hàng.

Để làm research agency tốt, bạn cần phải hiểu rõ thị trường, người tiêu dùng, họ là người trực tiếp phỏng vấn định tính, nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phân tích và đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho client.

Thứ tư: Creative Agency.

Creative là sáng tạo, hành động, đưa ra những ý tưởng, định hướng, mục tiêu cho chiến dịch mới. Tuy nhiên, trong marketing, creative agency không chỉ là đưa ra ý tưởng mà sẽ là bộ phận biến các ý tưởng đó thành hành động thực tế. Nó có thể nằm ở bất cứ dạng nào như một MV ca nhạc, một chương trình, chiến dịch truyền thông tích hợp… Các client cần đến các agency để truyền tải thông điệp, “nói hộ tiếng lòng” để thu hút khách hàng, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Thứ  năm: Trade Marketing.

Đối tượng của trade marketing là người mua hàng, trách nhiệm của những người thuộc bộ phận này là làm sao thuyết phục khách hàng chốt đơn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đang bán. Nếu công việc của brand team là giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì trade team chính là cuộc chiến tại điểm bán để khách hàng ưu tiên chọn lựa.

Những chiến lược phân phối, các chương trình khuyến mãi, hoạt động kích cầu tại điểm bán… sẽ là công cụ để trade marketing thuyết phục khách hàng.

Kết.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các Marketer trẻ tuổi hiểu được marketing gồm những mảng nào, chọn được cho mình một vị trí phù hợp với năng lực, tố chất của bản thân trong vô số nghề nghiệp trong marketing. Các Marketer tương lai cần phải xác định rõ vị trí công việc yêu thích và phù hợp, chuẩn bị thật tốt kiến kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực bản thân, đi cùng với đó là niềm đam mê với Marketing để tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.