Kỹ năng phỏng vấn ứng viên giúp nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài

Để lựa chọn nhân tài, quá trình tuyển dụng, đặc biệt là các kỹ năng phỏng vấn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phỏng vấn là cả một nghệ thuật đối với nhà tuyển dụng để lọc ra những ứng viên tiềm năng trong số hàng loại các ứng viên tham gia ứng tuyển. Làm thế nào để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất? Nhà tuyển dụng cần trang bị những kỹ năng nào khi phỏng vấn?

1. Những kỹ năng phỏng vấn quan trọng nhà tuyển dụng cần có

Với vị trí quyết định tính hiệu quả của quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần trang bị nhiều kỹ năng, đặc biệt là khi phỏng vấn ứng viên:

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản nhất để nhà tuyển dụng giao tiếp và làm việc với ứng viên. Người làm nhân sự luôn cần tỏ ra khéo léo, nhạy bén để nắm bắt, đánh giá ứng viên.

Giao tiếp tốt cũng là cách để nhà tuyển dụng tạo ấn tượng tốt đối với ứng viên. Sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng sẽ giúp tạo niềm tin đối với ứng viên, tăng khả năng ứng tuyển của ứng viên.

Kỹ năng thuyết phục

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết đối với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Ngay từ những bước đầu tiên khi tiến hành tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần biết cách thuyết phục ứng viên nộp hồ sơ, thuyết phục ứng viên tham gia phỏng vấn.

Trong khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ cần thuyết phục ứng viên đồng ý yêu cầu tuyển dụng, đồng ý với chế độ đưa ra

Kỹ năng thương lượng

Đây là kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần sử dụng rất nhiều trong quá trình phỏng vấn, đặc biệt là khi thương lượng mức lương, chế độ của công ty. Nếu có khả năng thương lượng tốt, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng ứng viên tiềm năng với mức lương phù hợp.

Kỹ năng lắng nghe

Bên cạnh giao tiếp, theo một số phân tích, người phỏng vấn cần dành 80% thời gian để lắng nghe ứng viên. Vì vậy, bạn cần lắng nghe để nắm bắt được những thông tin quan trọng phục vụ cho đánh giá ứng viên

Kỹ năng tổng hợp, phân tích

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên cùng nhiều dữ liệu do ứng viên cung cấp. Nhà tuyển dụng cần biết cách tổng hợp và phân tích các dữ liệu này khách quan, chính xác và có hệ thống để có thể thực hiện đánh giá ứng viên.

Kỹ năng đánh giá

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với buổi phỏng vấn nói riêng và toàn bộ quy trình tuyển dụng nói chung. Sau khi nhận được các thông tin, câu trả lời phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần có kỹ năng đánh giá để quyết định lựa chọn ứng viên hay không.

Kỹ năng đọc vị tâm lý

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết được tiềm năng của họ. Khả năng nắm bắt tâm lý càng tốt, nhà tuyển dụng sẽ càng dễ dàng khi tiếp cận ứng viên.

2. Nghệ thuật phỏng vấn để tuyển dụng nhân tài

Thời đại công nghệ thông tin, các biểu mẫu phỏng vấn truyền thống bắt đầu kém hiệu quả bởi ứng viên dễ dàng tìm được câu trả lời trước khi phỏng vấn. Do đó, nhà tuyển dụng cần nhìn lại bảng câu hỏi phỏng vấn để đánh giá ứng viên hiệu quả hơn.

Tránh sử dụng những câu hỏi dễ đoán câu trả lời

Một sai lầm dễ mắc phải của nhiều nhà tuyển dụng là sử dụng quá nhiều câu hỏi cũ. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần loại bớt những câu hỏi đã được sử dụng quá nhiều lần như “Điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”, “Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?”.

Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Thay vì sử dụng những câu hỏi lý thuyết, áp dụng những “bài tập” thực tiễn liên quan trực tiếp đến công việc là cách tốt nhất để phân loại ứng viên.

Bạn có thể sử dụng một số câu hỏi như sau:

Xác định các vấn đề chính trong công việc: Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên trình bày một số quy trình, kế hoạch mà ứng viên sẽ áp dụng trong tuần làm việc đầu tiên.

Yêu cầu giải quyết một vấn đề: Khả năng giải quyết vấn đề là yếu tố đánh giá khả năng làm việc, hiệu suất làm việc của ứng viên. Bạn có thể đưa ra một tình huống công việc thực tế, yêu cầu ứng viên trình bày các bước giải quyết theo thứ tự.

Yêu cầu ứng viên đánh giá về quy trình làm việc của công ty: Bạn hãy cung cấp cho ứng viên một quy trình làm việc hiện tại và có một số điểm thiếu sót, yêu cầu ứng viên trình bày các vấn đề đang tồn tại và cách để khắc phục.

Đánh giá khả năng thích nghi, học hỏi của ứng viên

Học hỏi và thích nghi với môi trường mới là điều rất quan trọng đối với mọi ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên cụ thể như sau:

Khả năng học hỏi: Yêu cầu ứng viên vạch ra các kế hoạch sẽ thực hiện để học hỏi và thích nghi nhanh nhất.

Sự nhanh nhẹn, nhạy bén: Yêu cầu ứng viên xử lý tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc, đánh giá khả năng thích nghi và linh động của ứng viên.

Sự sáng tạo, đổi mới: Yêu cầu ứng viên trình bày các ý tưởng, đổi mới và sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, nên đưa ra tình huống cụ thể, có thể chọn một số công việc nhóm.

Đánh giá khả năng nhìn nhận tương lai của ứng viên

Với môi trường phát triển và biến đổi nhanh như hiện nay, lựa chọn được ứng viên có có khả năng phán đoán những thay đổi trong tương lai rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên:

Phác thảo kế hoạch cho một công việc cụ thể. Bạn có thể yêu cầu ứng viên vạch ra những yếu tố quan trọng của kế hoạch trong 3-6 tháng đầu làm việc.

Yêu cầu ứng viên dự đoán sự phát triển của công việc, kết quả làm việc. Ví dụ bạn có thể yêu cầu ứng viên trả lời 3 xu hướng sắp tới trong công việc và phương hướng để thích nghi với xu hướng đó.

Cẩn trọng với các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên

Ứng viên có thể dày dặn kinh nghiệm nhưng điều quan trọng là kinh nghiệm đó có phục vụ cho công việc hiện tại được hay không? Nhà tuyển dụng cần sáng suốt khi đánh giá và chọn lọc các kinh nghiệm của ứng viên.

Theo nghiên cứu của giáo sư như John Hunter, Frank Schmidt, những câu hỏi về kinh nghiệm trong quá khứ chỉ dự đoán khả năng thành công của ứng viên ở mức 12%, tương đương với xác suất lật đồng xu.

Bởi cách ứng viên xử lý vấn đề, giải quyết công việc của ứng viên trong quá khứ có thể sẽ không còn phù hợp ở môi trường hiện tại. Những câu hỏi này có thể dễ khiến ứng viên mô tả thiên về quá trình hơn là giải pháp tổng thể.

Trên đây là một số kỹ năng phỏng vấn ứng viên được tổng hợp đầy đủ và chi tiết. Phỏng vấn là khâu quan trọng, đóng vai trò “chủ chốt” để sàng lọc được những nhân tài cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần lên kế hoạch và xây dựng chiến lược tuyển dụng, phỏng vấn khoa học, chuyên nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.