HỘI CHỨNG CẠN NĂNG LƯƠNG – BURN OUT

Một ngày như mọi ngày bạn bắt đầu làm các công việc mà bạn đã gắn bó hơn năm trời, nhưng lần này bạn có cảm giác rất khác so với lần đầu khi bạn mới vào làm. Bạn thấy chán, ủ rũ hay thậm chí là không muốn làm nữa, bên trong luôn có sự u uất khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi làm việc, và bạn cũng ngủ nhiều hơn. Người ta bảo đó là trầm cảm, vì người trầm cảm luôn suy nghĩ độc hại và hay mệt mỏi.

 

Đừng vội đưa ra kết luận, vì có thể thay vì trầm cảm bạn chỉ đang bị Burn out mà thôi. Vậy thì Burn out là gì? Tại sao bạn lại mắc phải nó? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về hội chứng này.

1. Burn out là gì?

Burn out được WHO định nghĩa là hội chứng do căng thẳng gây ra trong thời gian dài mà không được kiểm soát tốt ở nơi làm việc. Thuật ngữ này chỉ được dùng ở môi trường làm việc và không dùng cho các lĩnh vực khác.

Burn out xảy ra khi một người cảm thấy cơ thể bị mất hết năng lượng, chịu áp lực, quá tải và không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên. Kéo dài tình trạng này khiến cho sự hứng thú với công việc bị mất đi và không còn động lực để tiếp tục công việc nữa.

2. Sự khác nhau giữa Burn out và căng thẳng

 

Căng thẳng xảy ra khi một người chịu áp lực, kiệt sức không chỉ đối với tinh thần mà thể chất cũng vậy. Nếu một người chịu áp lực quá nhiều có thể dẫn đến lo âu hay có các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái, điều này cực kì có hại đối với cơ thể. Tuy vậy, người căng thẳng sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ vẫn nghĩ mình sẽ kiểm soát được mọi thứ.

Burn out thường xuất hiện ở những người làm việc quá nhiều, quá dài và chuyên sâu khiến họ có cảm thấy kiệt sức, tinh thần trống rỗng, không có sự quan tâm và động lực làm việc. Thông thường người bị Burn out sẽ không thấy bất kỳ hy vọng hay thay đổi tích cực, họ sẽ cảm thấy chìm ngập trong trách nhiệm và hoài nghi về bản thân, giảm hiệu quả công việc.

3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng Burn out

Vậy dấu hiệu của hội chứng Burn out là gì? Hội chứng này được biểu hiện trên 3 phương diện với các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

3.2. Về thể chất

  • Thường xuyên bị đau đầu, đau cơ
  • Cơ thể cạn kiệt sức lực, mệt mỏi trong hầu hết thời gian làm việc
  • Thói quen ăn uống bị thay đổi
  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm
  • Suy giảm sức đề kháng, hay ốm đau

3.2. Về cảm xúc

  • Luôn nghi ngờ về năng lực bản thân
  • Cảm thấy cô đơn, suy nghĩ tiêu cực
  • Không có động lực làm việc

3.3. Về hành vi

  • Trốn tránh trách nhiệm
  • Trì hoãn hoặc mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc
  • Dùng chất kích thích hoặc đồ ăn nha để giải tỏa áp lực công việc
  • Không tiếp xúc với mọi người xung quanh
  • Trút bực tức lên người khác
  • Trốn trách công việc bằng cách đi muộn về sớm.

4. Giải pháp để thoát khỏi Burn out

Khi đã biết được dấu hiệu của Burn out là gì, bạn nên chủ động giải thoát mình khỏi hội chứng này bằng cách:

4.1. Tìm đến công việc yêu thích hoặc nhìn công việc một cách tích cực hơn

Nếu như công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy không còn vui vẻ, thích thú hoặc thậm chí cảm thấy buồn khi làm việc thì tốt nhất hãy từ bỏ để tìm một công việc khác mà bạn yêu thích. Ngoài ra, bạn hãy lấy lý do để khẳng định sứ mệnh cá nhân của mình, kết hợp giá trị của bản thân với công việc hiện tại của bạn. Việc này giúp điều chỉnh công việc phù hợp với bản thân bạn cũng như làm thay đổi quan điểm của bạn về công việc bạn đang làm

4.2. Tích cực kết bạn ở chốn công sở

 

Có nhiều mối quan hệ đồng nghiệp ở công sở sẽ giúp bạn cảm thấy công việc bớt đơn điệu và dễ dàng chống lại tác động từ Burn out. Sở dĩ nói như vậy là bởi sự trò chuyện, đùa giỡn ở nơi làm việc sẽ giúp căng thẳng được giảm bớt rất nhiều. Đặc biệt, khi công việc đòi hỏi cao khiến bạn không thể hoàn thành được, bạn bè ở công sở sẽ giúp hiệu suất công việc được cải thiện.

4.3. Dành thêm thời gian để thư giãn

Nghỉ ngơi, thư giãn là cách tốt nhất để thoát khỏi cảm giác kiệt sức vì công việc. Vì thế, nếu cảm thấy mình đang bị Burn out, hãy xin nghỉ phép tạm thời hoặc dùng hết ngày nghỉ của mình để đi nghỉ mát ở đâu đó. Việc tách biệt bản thân khỏi công việc và tận dụng thời gian này để cơ thể được nghỉ ngơi, nạp thêm năng lượng sẽ giúp bạn thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Ngoài ra, tập thể dục cũng là một liều thuốc tốt để giải tỏa khỏi những áp lực từ Burn out. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm căng thẳng, mà còn giúp tâm trạng tích cực hơn, cải thiện sức khỏe,và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Burn out đến nay vẫn chỉ được xem là một hội chứng tâm lý. Tuy nhiên, việc kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của bạn. Vậy nên, khi biết cách dung hòa mọi khía cạnh của cuộc sống và sắp xếp công việc một cách khoa học thì hoàn toàn có thể đối phó được với Burn out.

Mong rằng những nội dung chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được Burn out là gì? và biết cách để nhận diện sự xuất hiện của hội chứng này.