Các bước không thể thiếu trong kịch bản phỏng vấn tuyển dụng ứng viên trong doanh nghiệp

Xây dựng các kịch bản phỏng vấn tuyển dụng đa dạng phù hợp với từng hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả phỏng vấn, chọn lọc được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Vậy, kịch bản phỏng vấn tuyển dụng được xây dựng như thế nào?

1. Ý nghĩa của việc xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng được dùng kể từ sau khi nhà tuyển dụng đã lọc hồ sơ ứng viên và đã chọn lọc được những ứng viên phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Trước mỗi buổi phỏng vấn gặp mặt ứng viên trực tiếp thì các doanh nghiệp cần phải lên các kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo cho cuộc phỏng vấn được diễn ra thành công nhất.

Trong giai đoạn này, các nhà tuyển dụng cần phải đặt ra những trường hợp khác nhau khi đối diện với ứng viên, tìm hiểu trước cách làm sao để làm quen, đánh giá các ứng viên của mình; đưa ra số lượng người phù hợp để tham gia phỏng vấn trong mỗi buổi; chuẩn bị trước những câu hỏi tuyển dụng cụ thể nào có thể khai thác triệt để năng lực ứng viên?…

Xây dựng kịch bản với nền tảng như vậy sẽ tạo nên quy trình phỏng vấn hoàn chỉnh, giúp các nhà phỏng vấn bao quát được mọi tình hình, lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi

2. Các bước xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

Để xây dựng thành công kịch bản phỏng vấn tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo từng bước cụ thể. Tùy vào sự phát triển, quy mô và yêu cầu của từng doanh nghiệp mà có những cách áp dụng thực hiện các bước khác nhau

Các bước xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng gồm:

2.1. Chuẩn bị kỹ về danh sách câu hỏi phỏng vấn

Bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ nghiên cứu về đặc điểm của ứng viên, xuất phát từ tính chất công việc mà xây dựng trước các câu hỏi phỏng vấn.

Một số vấn đề có thể vạch ra để lên danh sách câu hỏi tuyển dụng gồm: Đặc điểm chung của những người có trình độ chuyên môn cao là gì? Họ đã có cách xử lý tình huống ra sao? Họ có vai trò gì trong doanh nghiệp?…

Đó là những yếu tố giúp doanh nghiệp nhận định rõ những tiêu chí cốt lõi, từ đó có thể xây dựng nên bộ câu hỏi tuyển dụng chuẩn hơn

2.2. Sắp xếp nhà phỏng vấn cho từng lĩnh vực

Tốt hơn hết các doanh nghiệp nên thành lập một tổ chuyên phụ trách phỏng vấn, trong đó các nhà phỏng vấn có năng lực trong các chuyên môn khác nhau để có thể bổ sung và hỗ trợ tốt nhất cho mọi cuộc phỏng vấn.

Lựa chọn những nhà phỏng vấn phù hợp cho từng cuộc phỏng vấn đối với từng vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển.

Trong bộ phận phụ trách phỏng vấn thì doanh nghiệp nên trực tiếp sắp xếp 3 đối tượng gồm: quản lý chuyên môn trực tiếp, người quản lý thuộc cấp điều hành cao hơn và người chuyên viên tuyển dụng.

2.3. Một số bước khác trong xây dựng kịch bản phỏng vấn

Ngoài những bước nêu trên thì còn một vài bước khác cũng cần sử dụng trong việc xây dựng kịch bản chi tiết phục vụ cho việc đặt ra câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng:

2.3.1. Lên kế hoạch giảm hồi hộp cho ứng viên

Bất cứ ứng viên nào khi bước vào cuộc phỏng vấn cũng sẽ đều có tâm lý căng thẳng, họ có vô số các mối lo lắng liên quan đến nhà phỏng vấn, năng lực bản thân, các câu hỏi được đặt ra…

Những lo lắng ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể hiện năng lực của ứng viên khi gặp nhà tuyển dụng. Rất có thể họ tài năng hơn thế nhưng do lo lắng và quá căng thẳng khiến họ không thể hiện được hết điểm mạnh của mình.

Trong vị trí của người phỏng vấn, người phỏng vấn cần tìm ra các cách giảm áp lực, bằng cách nói trước cho ứng viên về chủ đề chính mà được thảo luận trong cuộc phỏng vấn. Từ đó ứng viên sẽ có thể có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, chuẩn bị tốt hơn.

Bên cạnh đó, cho ứng viên cơ hội để tới phỏng vấn vào một thời điểm nào đó mà thích hợp với họ, đưa ra các nguyên tắc về trang phục trước trong tin tuyển dụng để tất cả các ứng viên đều đọc được và nắm rõ về quy định trang phục ngay từ đầu.

Với những điều đó, ứng viên sẽ có được một tâm thế thoải mái hơn, sẵn sàng để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn của mình.

2.3.2. Tiến hành đánh giá trình độ ứng viên

Đánh giá năng lực của ứng viên dựa vào các câu trả lời thực tế của ứng viên xuất phát từ cách đặt câu hỏi.

Bởi thế, nhà tuyển dụng phải đưa ra được các câu hỏi có tính khai thác cực mạnh, có thể giúp nhà tuyển dụng khai thác sâu hơn về những khả năng đặc biệt của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

Mỗi cuộc phỏng vấn đều cần phải có thời gian để nhà tuyển dụng phỏng vấn khai thác được hết những tố chất, điểm mạnh và nhận ra được cả những điểm yếu của ứng viên đối với vị trí công việc.

Các dạng câu hỏi về chuyên môn, về kỹ năng và về tình huống sẽ giúp ích rất lớn cho việc khai thác năng lực thực sự và giúp đánh giá tốt hơn với ứng viên.

Ngoài ra, việc cân nhắc sự phù hợp của ứng viên đối với văn hóa doanh nghiệp và quá trình thuyết phục ứng viên cũng là một phần trong các bước xây dựng nên kịch bản phỏng vấn tuyển dụng cơ bản.

3. Những nguyên tắc xây dựng kịch bản phỏng vấn hiệu quả

Khi xây dựng kịch bản cho những cuộc phỏng vấn, nhà phỏng vấn phải vạch rõ được những việc cần thực hiện và những việc không nên áp dụng vào cuộc phỏng vấn.

Xây dựng kịch bản phỏng vấn cần gì?

Nhà phỏng vấn cần phải tạo được tâm lý thoải mái nhất đối với ứng viên của mình. Phổ biến trước về chủ đề sẽ bàn luận trong buổi phỏng vấn.

Tiếp theo, nhà phỏng vấn hãy đặt ra những câu hỏi về cả chuyên môn lẫn tình huống để nhận định được hành vi của ứng viên đối với tình huống được đề cập.

Cuối cùng, khi nhận thấy ứng viên phù hợp với doanh nghiệp, nhà phỏng vấn hãy nêu những điểm mạnh của doanh nghiệp, cơ hội phát triển của ứng viên khi làm việc ở doanh nghiệp để thuyết phục được ứng viên lựa chọn.

Như thế, việc xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng rất quan trọng, là khâu không thể thiếu trước mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra. Nhà phỏng vấn tuyển dụng cần phải nắm rõ được các bước trong xây dựng kịch bản, nắm vững quy tắc xây dựng kịch bản phỏng vấn để tạo được những cuộc phỏng vấn hiệu quả nhất.