Phụ huynh nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi là phù hợp?

Bắt đầu cho trẻ học tiếng Anh lúc bao nhiêu tuổi thì hợp lý?

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh từ sớm

  • Tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên: Khi còn nhỏ, thay vì học thụ động thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu tiếng Anh theo trình tự tự nhiên “nghe, nói, đọc, viết”. Và nhờ đó mà trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
  • Nghe, nói chuẩn ngay từ đầu: Ở giai đoạn này, khi nghe thấy người lớn nói chuyện, trẻ thường rất giỏi bắt chước ngữ điệu và ngữ âm. Vì vậy nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ sẽ có khả năng nghe và nói tiếng Anh tự nhiên theo âm điệu bản ngữ một cách dễ dàng hơn.
  • Giúp trẻ thông minh hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ rất tốt đối với não bộ của trẻ nhỏ. Việc được học và giao tiếp cả hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác giúp não của bé luôn được “vận động” và từ đó gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh, giúp trẻ thông minh hơn.
  • Dễ giao tiếp và tự tin hơn: Cho trẻ học tiếng Anh từ sớm bằng cách cho bé tham gia các khóa học tiếng Anh cho bé sẽ giúp các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. Bởi vì một trong những phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ hiệu quả là thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi, trò chuyện cùng bạn bè. Và thông qua những hoạt động kết nối cộng đồng này, trẻ sẽ được nâng cao kỹ năng giao tiếp và không còn cảm thấy e ngại trước mọi người.

Độ tuổi vàng giúp bé tiếp thu tiếng Anh dễ dàng

Theo các chuyên gia, các nhà ngôn ngữ học hàng đầu trên thế giới, phụ huynh nên cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Harvard, việc học ngôn ngữ thứ hai từ 3-5 tuổi sẽ giúp trẻ nâng cao được khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó còn kích thích tư duy phản biện và phát triển sự linh hoạt của trí óc.

Khoảng thời gian trẻ học mẫu giáo được xem là “giai đoạn vàng” để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và học hỏi bẩm sinh. Theo đó ở độ tuổi này, não bộ của trẻ nhỏ được ví như một “miếng bọt biển”. Điều đó có nghĩa là bộ não của trẻ trong giai đoạn này sẽ có khả năng hút được các thông tin xung quanh.

Trẻ luôn tò mò về thế giới xung quanh và không ngừng đặt ra “hàng vạn câu hỏi vì sao”. Đặc biệt hơn, trong độ tuổi này, trẻ rất nhạy cảm với âm thanh, ngôn ngữ.

Giai đoạn từ 3-5 tuổi được xem là giai đoạn lắng nghe và tiếp thu của trẻ. Và giai đoạn từ 5-7 tuổi là giai đoạn trẻ chọn lọc và ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên. Vì vậy có thể thấy độ tuổi vàng giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh một cách dễ dàng là từ 3-7 tuổi.

Những khó khăn khi dạy tiếng Anh cho trẻ thường gặp

Vì không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc học và tiếp xúc với tiếng Anh chắc chắn sẽ khiến các bé bỡ ngỡ cũng như gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Theo đó dưới đây là một số khó khăn thường gặp khi dạy tiếng Anh cho trẻ:

  • Không có khả năng ghi nhớ: Khi học tiếng Anh, một trong những vấn đề khó khăn nhất mà người học gặp phải là không ghi nhớ được từ vựng dài hạn. Và đối với trẻ nhỏ cũng vậy. Với lượng từ vựng lớn, có rất nhiều trường hợp các bé không thể ghi nhớ hoặc sẽ quên trong thời gian ngắn.
  • Phát âm không chuẩn: Nguyên nhân của khó khăn này là bởi trong quá trình học, trẻ không được sửa phát âm hoặc học với giáo viên phát âm không chuẩn.
  • Khó khăn khi nghe tiếng Anh: Việc phát âm sai sẽ kéo đó là theo việc giảm khả năng nghe hiểu của bé.
  • Dễ nản chí trong quá trình học tiếng Anh: Khi không tìm thấy được sự hào hứng trong học tập, trẻ sẽ rất nhanh chán nản và muốn bỏ cuộc. Vì vậy một trong những điều quan trọng để việc học tiếng Anh của trẻ đạt hiệu quả cao là cần tìm ra cho trẻ một phương pháp học phù hợp.

    Lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ từ nhỏ

    Khi dạy tiếng Anh cho trẻ từ nhỏ, một trong những điều quan trọng bạn cần lưu ý như:

  • Cần đi theo trình tự: Giống như tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ học nghe từ người khác trước rồi nói theo. Sau đó mới đến đọc và viết. Điều này cũng hoàn toàn tương tự như khi dạy trẻ học tiếng Anh từ nhỏ. Theo đó bạn cũng cần cho trẻ học dựa theo trình tự là “nghe – nói – đọc – viết”.
  • Thay đổi phương pháp học thường xuyên: Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ rất nhanh nhớ một kiến thức, thông tin gì đấy. Tuy nhiên cũng rất dễ quên. Đặc biệt nếu một phương pháp học không phù hợp thì việc trẻ quên nhanh kiến thức càng phổ biến hơn. Vì vậy điều quan trọng là bạn cần thay đổi phương pháp học thường xuyên. Kiểm tra trình độ của trẻ để từ đó có sự điều chỉnh cũng như thay đổi phương pháp sao cho phù hợp.
  • Không đặt nặng vấn đề ngữ pháp: Đặt nặng vấn đề ngữ pháp khi dạy tiếng Anh cho trẻ chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ nhanh chán nản hơn.
  • Lặp lại từ vựng trong buổi học: Hãy lặp lại từ vựng nhiều lần trong một ngày để giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng.
  • Một số phương pháp dạy tiếng Anh cho bé đạt hiệu quả tốt

    Dù là người lớn hay trẻ em thì để việc học tiếng Anh đạt hiệu quả tốt nhất cần phải có một phương pháp học phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp dạy tiếng Anh cho bé đạt hiệu quả tốt bạn không nên bỏ lỡ:

  • Thiết lập thói quen: Kéo dài thời gian học trong 1 buổi sẽ khiến trẻ dễ nhàm chán và muốn từ bỏ việc học tiếng Anh. Vì vậy nên dạy tiếng Anh cho trẻ trong khoảng thời gian ngắn. Không nên quá kéo dài thời gian nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày để tạo cho trẻ một thói quen nhất định.
  • Chơi trò chơi: Khả năng ghi nhớ kiến thức của trẻ sẽ tăng lên khi vui chơi. Chính vì vậy bạn có thể áp dụng những trò chơi bổ ích, thú vị vào trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ. Theo đó có thể sử dụng flashcards hay áp dụng các game như: board games, word games,…
  • Học qua truyện: Trẻ nhỏ luôn luôn thích những màu sắc tươi sáng cùng với hình ảnh minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện. Vì vậy bạn có thể sử dụng phương pháp truyện tranh để dạy tiếng Anh cho trẻ.
  • Học qua bài hát: Bài hát là một cách thực sự mang lại hiệu quả cao để học từ mới và cải thiện phát âm. Các bài hát cùng với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi mà vẫn chưa thể hát bài hát.
    Trên đây là giải đáp một số thông tin về nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi thì hợp lý mà HRPA muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý phụ huynh thật nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp trẻ nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ thứ 2.